Dịch vụ CNC – BKMech Máy CNC https://bkmech.com.vn Máy CNC, sửa chữa máy CNC, lập trình CNC Sun, 08 Aug 2021 08:53:42 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.7.1 https://bkmech.com.vn/wp-content/uploads/2020/06/bkmech-favicon.png Dịch vụ CNC – BKMech Máy CNC https://bkmech.com.vn 32 32 Dịch vụ CNC của BKMECH https://bkmech.com.vn/services-bkmech/ Tue, 01 Jun 2021 10:44:22 +0000 https://bkmech.com.vn/?p=7699 Cập nhật lần cuối vào Tháng Tám 8th, 2021 lúc 03:53 chiềuKính gửi: Quý khách hàng Công ty TNHH Cơ Điện Tử Bách Khoa chính thức thành lập tháng 08/2004 trên nền tảng vững chắc bởi đội ngũ kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực máy công cụ. BKMech luôn..

Bài viết Dịch vụ CNC của BKMECH đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
Cập nhật lần cuối vào Tháng Tám 8th, 2021 lúc 03:53 chiều

Kính gửi: Quý khách hàng

Công ty TNHH Cơ Điện Tử Bách Khoa chính thức thành lập tháng 08/2004 trên nền tảng vững chắc bởi đội ngũ kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực máy công cụ.

BKMech luôn sát cánh bên khách hàng, đưa ra mọi giải pháp thuyết phục các khách hàng sử dụng dịch vụ tại BKMech

Suốt hành trình gần 20 năm, ngoài sản xuất và phân phối máy công cụ, Dịch vụ là một mảng mạnh xây dựng nên thương hiệu BKMech cũng như góp phần khẳng định vị thế BKMech trong ngành. BKMech cung cấp dịch vụ kỹ thuật chuyên nghiệp với đội ngũ chuyên gia và kỹ sư người Việt được đào tạo trực tiếp bởi nhà sản xuất.

Với phương châm “Không chỉ đơn thuần là kinh doanh… chúng tôi đi cùng khách hàng”, dịch vụ BKMech không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng hiệu quả, linh động yêu cầu khách hàng về máy móc, thời gian và chi phí…

Để hệ thống máy trong nhà xưởng của bạn luôn hoạt động một cách hiệu quả nhất, hãy liên hệ ngay đến chúng tôi để được tư vấn và giới thiệu tới QUÝ KHÁCH HÀNG gói bảo trì, bảo dưỡng phù hợp nhất với các lựa chọn cho quý khách.

BKMech chúng tôi đã từng sửa chữa hàng nghìn đầu máy CNC các hãng: Agma, Extron, JSEDM, Aristech, Mazak, Fanuc, Amada, Cincom Citizen, Doosan, Enshu, GSK, Mitsubishi, Huyndai, Hitachi, Hitachi-Seiki, Kasahara, Kitamura, Kiwa, Heidenhain, Siemens, Makino, Makino-Seiki, Mitsuiseiki, Moriseiki, Nakamura, Niigata, Okk, Okuma-Howa, Takisawa, Toyama, Toyoda, Wasino, Yasnac, Centrum, Hamai, Hasegawa, Ikegai, Iwashita, Kitako, Komatsu, Kuraki, MicroStar, Miyano, Motorum, Murata, Nisshinbo, Rokuroku, Shinnippon, Sodick, Sunly, Takamaz, Uruwa, Yamage,…trên toàn quốc.

BKMech chúng tôi có các chuyên gia kỹ sư đầu ngành cơ khí chuyên sửa chữa các lỗi: lỗi về trục chính, dao chạy không đúng lập trình, chương trình không chạy, máy khởi động chậm, khó thay dao, gia công sai số, không thay dao tự động, lỗi chương trình, lỗi zero, khởi động máy chạy nhưng màn hình không hiển thị, máy chạy tự tắt nguồn, lỗi servo amplifier, lỗi spindle amplifier modul, lỗi dc driver, lỗi nguồn power supply,… với các loại máy tiện CNC và máy phay CNC.

Lỗi chạm điện đứt dây, đứt dây nhiều lần với máy cắt dây CNC.

Các lỗi với máy Xung như: máy không có xung và báo lỗi, máy không lên xuống tự động, màn hình bị treo, màn hình không hiện số, màn hình hiện số nhưng không hoạt động, thông số thực hiện ở các trục không chính xác, máy khởi động không lên, đầu điện cực bị rớt đầu lao xuống không kiểm soát.

– Ngoài ra BKMech chúng tôi còn sửa chữa các bộ phận của máy CNC như:

  • Chuyên sửa chữa các loại AC Servo Driver, DC Servo Driver, AC Servo Amplifer modul các hãng Fanuc, Okuma, Mitsubishi, Yaskawa, Yasnac, Mazak, Sodick, Fuji,…
  • Chuyên sửa chữa các modul nguồn, power supply modul, power unit các hãng Fanuc,Okuma, Mitsubishi, Yaskawa, Mazak, Sodick, Fuji,…
  • Chuyên sửa chữa Spindle AC, Spinder DC điều khiển động cơ trục chính hoặc biến tần điều khiển động cơ trục chính các hãng Fanuc,Okuma, Mitsubishi, Yaskawa, Mazak, Yasnac, Fuji,…
  • Chuyên sửa chữa màn hình CRT, LCD của máy CNC các hãng Fanuc, Mitsubishi, Yaskawa, Mazak, Okuma,…
  • Chuyên sửa chữa các bo mạch điều khiển, bo mạch giao tiếp trong máy CNC.

– BKMech chuyên cung cấp vật tư thiết bị máy CNC như: Servo Driver, Servo  Amplifier, Spinder, Power Supply, DC Driver, bo mạch máy CNC, Encoder, PLC, Biến tần, Cảm biến, linh kiện điện tử, động cơ servo, vitme, vòng bi…
 
– BKMech với đội ngũ Kỹ Sư, nhân viên giàu kinh nghiệm trực tiếp sửa chữa không làm dịch vụ qua trung gian nên chúng tôi luôn đảm bảo thời gian và chi phí hợp lý và tốt nhất không làm trì hoãn quá trình sản xuất.

Và khắc phục thêm rất nhiều lỗi khác nữa của các loại máy CNC trên toàn quốc,…

Bằng tất cả sự trân trọng, chúng tôi xin cảm ơn sự quan tâm của Quý khách và mong muốn hợp tác với Quý khách trong các kế hoạch sắp tới.

* NHANH CHÓNG – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ – UY TÍN LÀ ĐIỀU TIÊN QUYẾT HÀNG ĐẦU CỦA BKMECH*

Công Ty TNHH cơ điện tử Bách Khoa

Địa chỉ: 37/34/612 La Thành, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

Điện thoại ☎:   +84 24 62 934 948 – 0246 293 4918

Give me your trust, Giving you more solutions

www.bkmech.com.vn

Bài viết Dịch vụ CNC của BKMECH đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
Nguyên tắc cần nắm vững khi bảo trì, bảo dưỡng máy CNC https://bkmech.com.vn/nguyen-tac-can-nam-vung-khi-bao-tri-bao-duong-may-cnc/ Sat, 17 Apr 2021 09:12:50 +0000 https://bkmech.com.vn/?p=7606 Dù máy hỏng đột xuất hoặc đem máy đi sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng theo kế hoạch, trước khi tháo cần quan sát kỹ toàn bộ các cụm máy, các chi tiết quan trọng của máy để xác định các chỗ hư hỏng và lập phiếu sửa chữa. Trước khi tháo máy ra để sửa chữa, bảo trì, bảo..

Bài viết Nguyên tắc cần nắm vững khi bảo trì, bảo dưỡng máy CNC đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
Dù máy hỏng đột xuất hoặc đem máy đi sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng theo kế hoạch, trước khi tháo cần quan sát kỹ toàn bộ các cụm máy, các chi tiết quan trọng của máy để xác định các chỗ hư hỏng và lập phiếu sửa chữa.

Trước khi tháo máy ra để sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng cần chuẩn bị chi tiết thay thế, các dụng cụ và gá lắp cần thiết. Các bộ phận máy phải được quét sạch phoi, mạt sắt, lau chùi sạch dầu mỡ, dung dịch trơn nguội và mọi vết bẩn khác.

Để việc tháo máy đúng quy phạm, trỉnh tự  để tránh nhầm lẫn thất lạc và tạo điều kiên thuận lợi cho việc lắp lại sau này cần tuân theo những quy tắc tháo lắp khi sửa chữa dưới đây:

  • Chỉ được phép tháp rời một cụm máy hoặc cơ cấu nào đó khi cần sửa chữa chính cụm máy hoặc cơ cấu đó. Điều này càng đặc biệt quan trọng khi sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng máy có cấp chính xác cao. Chỉ được phép tháo toàn bộ máy khi sửa chữa lớn (đại tu máy).
  • Trước khi tháo máy phải nghiên cứu máy thộng qua bản vẽ và thuyết minh của máy nắm vững được bản vẽ các cụm máy chính từ đó vạch ra được kế hoạch tiến độ và trình tự tháo máy. Nếu máy không có bản vẽ sơ động thì nhất thiết phải lập được sơ đổ đó trong quá trình tháo máy. Đối với các cụm máy phức tạp nên thành lập sơ đổ tháo. Công việc này sẽ tránh được nhầm lẫn hoặc lúng túng khi lắp trả lại .
  • Trong quá trình tháo cần phát hiên và xác định các chi tiết hư hỏng và lập phiếu sửa chữa trong đó có ghi tình trạng kỹ thuật hư hỏng của chi tiết.
  • Thường bắt đầu tháo từ các vỏ, nắp che, tấm bảo vê để có chỗ mà tháo các chi tiết bên trong. Khi lắp thì ngược lại, chi tiết tháo sau thì lắp vào trước.
  • Khi tháo nhiều cụm máy tránh nhầm lẫn cần phải đánh dấu từng cụm máy bằng ký hiệu riêng khi cần giữ nguyên vị trí tương quan của chi tiết.
  • Mọi thiết bị vào cụm máy tháo ra phải tương ứng với phiếu sửa chữa căn cứ vào trình tự tháo đã dự kiến.
  • Để tháo lắp các chi tiết lắp chặt hoặc trung gian (bánh đai, nối trục, ổ trục…) cần phải dùng vam, máy ép hoặc các dụng cụ chuyên dùng để tháo.
  • Khi không thể dùng vam hoặc các dụng cụ chuyên dùng để tháo lắp thì cho phép dùng búa tay, búa tạ thộng qua tấm đệm bằng kim loại mầu hoặc gỗ.

Để tháo cho dễ có thể nung nóng trước chi tiết bao bằng cách đổ dầu nóng, phun hơi nóng hoặc xì ngọn lửa. Để tháo lắp các chi tiết nặng nên dùng cần trục hoặc pa lăng để tráng làm rơi vỡ, hư hỏng và giảm được sức lao động cho công nhân

Bài viết Nguyên tắc cần nắm vững khi bảo trì, bảo dưỡng máy CNC đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
Hướng dẫn tháo vít cấy, bu lông, đai ốc máy CNC https://bkmech.com.vn/huong-dan-thao-vit-cay-bu-long-dai-oc-may-cnc/ Sat, 17 Apr 2021 09:08:15 +0000 https://bkmech.com.vn/?p=7601 Cập nhật lần cuối vào Tháng Tư 22nd, 2021 lúc 10:52 sáng Để tránh làm toét các mặt cạnh của bulông- đai ốc ta dùng chìa vặn (cờ lê) có kích thước tương ứng, không dùng cờ lê hệ anh tháo bu lông đai ốc hệ mét và ngược lại. Không dùng mỏ lết tháo bulông- đai ốc quá nhỏ..

Bài viết Hướng dẫn tháo vít cấy, bu lông, đai ốc máy CNC đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
Cập nhật lần cuối vào Tháng Tư 22nd, 2021 lúc 10:52 sáng

Để tránh làm toét các mặt cạnh của bulông- đai ốc ta dùng chìa vặn (cờ lê) có kích thước tương ứng, không dùng cờ lê hệ anh tháo bu lông đai ốc hệ mét và ngược lại. Không dùng mỏ lết tháo bulông- đai ốc quá nhỏ gây tròn cạnh.

Không dùng tay công quá dài, mô men quá lớn mở đột ngột làm gãy bulông- đai ốc

Tháo các bulông- đai ốc theo thứ tự nhất định, tháo từ ngoài vào trong, tháo từ từ, tháo đối xứng qua tâm để tránh cho chi tiết khỏi vênh, nứt vỡ, đặc biệt là các chi tiết mỏng, bằng gang.

Chú ý: – Các bulông- đai ốc ren trái

–                                       Các bulông- đai ốc ở vị trí khuất

+ Phương pháp tháo bulông- đai ốc, vít cấy bị gãy:

Nếu vít cấy hay bu lông bị gãy nhưng vẫn còn nhộ lên một chiều cao nhất định có thể dùng đầu kẹp để tháo. Có hai loại đầu kẹp.

  1. Đầu kẹp con lăn: Dùng tháo vít cấy hay bu lông nhưng dụng cụ này làm hỏng phần ren vì bị con lăn chèn nát. Đầu kẹp có đuôi 1, có vát cạnh theo đầu đai ốc để lắp chìa vặn, trong thân đầu kẹp có làm rãnh xoắn giữ con lăn 2 để kẹp vào đầu vít cần tháo. Khi quay đầu kẹp vít cấy quay theo. Vành 3 giữ cho con lăn khỏi bị rơi (hình 1.1)
Hình 1.1. Đầu kẹp con lăn có đuôi vát cạnh

h 1.1

b. Đầu kẹp có miếng chặn: Dùng để tháo các vít cấy nhưng không làm hỏng phần ren (hình 2.2.)

h 1.2

Đầu 1 được phay một rãnh bán nguyệt trong đó lắp miếng chặn hai lắc lư trong chốt 3. Lò xo 4 luôn làm cho miếng chặn tì vào vít cấy theo chiều ngược chiều kim đồng hổ trên mặt miếng chặn có khía ren để chèn vào ren của vít cấy.

Khi quay đầu kẹp do bố trí lệch tâm miếng chặn kẹp vào vít cấy và xoay vít cấy đi cùng.

Khi vít cấy hoặc bulông bị gãy sát mặt phẳng chi tiết có thể tháo ra bằng các phương pháp sau:

  1. Dùng mũi xoáy răng ( hình 1.3.a) có kết cấu là một thanh hình côn bằng thép đã tôi có mặt cắt ngang hình răng cưa và ở chuôi có mặt cắt hình vuông để lắp chìa vặn. Mũi răng được đóng vào lỗ khoan trong vít cấy bị gãy. Sau đó dùng chìa vặn quay mũi xoáy răng. Do ma sát giữa mũi răng và vít cấy rất lớn nên khi quay chìa vặn vít cấy bị gãy sẽ được tháo ra ngoài.
  2. Dùng mũi chiết (hình 1.3.b) có kết cấu hình côn với góc nghiêng nhỏ. Trên mặt côn có xẻ các rãnh trái (góc xoắn bằng 308). Mũi chiết được xoáy

vào lỗ khoan trong vít cấy bị gãy, nhờ cạnh sắc của mũi chiết nên khi xoáy vít cấy được tháo ra khỏi lỗ ren.

Cũng có thể khoan một lỗ trong vít cấy rồi đem ta rô ren, có chiều ren ngược với chiều ren của vít cấy. Dùng một bu lông có đường kính ren tương ứng văn vào lỗ ren vừa gia công cho tới khi tháo được vít cấy ra ngoài.

  1. Dùng đai ốc: ( hình 1.3.c) có đường kính ren nhỏ hơn so với đường kính ren của vít cấy, hàn đính với phần còn lại của vít cấy. Dùng chìa văn có kích thước tương ứng. Quay đai ốc nói trên cho tới khi tháo được vít cấy ra ngoài.

h 1.3

  1. Dùng thanh thép (hình 1.3.d) Hàn đính vào phần lồi còn lại của vít cấy bị gãy trước đó phải đặt l vòng đệm ở bên dưới thanh thép ,quay thanh thép nói trên, vít cấy bị gãy sẽ được tháo ra ngoài.

Nếu không thể áp dụng một số phương pháp trên để lấy vít cấy ta khoan bỏ và sau đó tarô ren mới có đường kính ren lớn hơn.

Bài viết Hướng dẫn tháo vít cấy, bu lông, đai ốc máy CNC đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
Quy trình bảo dưỡng, tháo khớp nối trục máy CNC https://bkmech.com.vn/quy-trinh-bao-duong-thao-khop-noi-truc-may-cnc/ Sat, 17 Apr 2021 09:05:53 +0000 https://bkmech.com.vn/?p=7597 Cập nhật lần cuối vào Tháng Tư 23rd, 2021 lúc 09:50 sáng Tháo khớp nối trục bằng chốt: Dụng cụ để tháo: Dùng đột, búa để tháo, lực tác dụng đúng tâm chốt, lực tác dụng vừa phải, tránh làm toét đầu chốt, sao cho đường kính đột phải nhỏ hơn đường kính chốt một ít. Sau khi đóng thì..

Bài viết Quy trình bảo dưỡng, tháo khớp nối trục máy CNC đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
Cập nhật lần cuối vào Tháng Tư 23rd, 2021 lúc 09:50 sáng

Tháo khớp nối trục bằng chốt: Dụng cụ để tháo: Dùng đột, búa để tháo, lực tác dụng đúng tâm chốt, lực tác dụng vừa phải, tránh làm toét đầu chốt, sao cho đường kính đột phải nhỏ hơn đường kính chốt một ít. Sau khi đóng thì lấy chốt ra.

Đối với chốt trụ: Ta có thể tác dụng lực vào bất kỳ đầu nào của chốt.

Đối với chốt côn: Thì ta phải tác dụng lực vào đầu nhỏ của chốt côn, ở khớp nối loại này người ta lắp 2 chốt côn ngược chiều nhau. Do vậy khi tháo xong chốt côn thứ nhất, ta tác dụng vào chốt côn kia theo chiều ngược lại (hình 1.4).

khop noi 1

Tháo khớp nối trục kiểu vấu:

Khớp nối trục kiểu vấu hay chính là li hợp vấu. Li hợp vấu gồm nhiều loại: Li hợp răng hình thang, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác.. .khop noi 2

Li hợp vấu gồm hai nửa 1 và 2. Nửal lắp chặt ở đoạn cuối một trục bằng then có vít hoặc chốt định vị, nửa 2 lắp di trượt trên đoạn cuối của trục thứ 2.

Phương pháp tháo: Tháo chốt hoặc vít định vị của nửa li hợp một lắp với trục, sau đó tháo trục ra khỏi nửa li hợp 1. Còn trục của li hợp 2 có thể tháo dễ dàng (Hình 1.5).

Bài viết Quy trình bảo dưỡng, tháo khớp nối trục máy CNC đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
Quy trình tháo lắp li hợp máy CNC https://bkmech.com.vn/quy-trinh-thao-lap-li-hop-may-cnc/ Sat, 17 Apr 2021 09:03:13 +0000 https://bkmech.com.vn/?p=7593 Li hợp ma sát côn Đặc điểm cấu tạo của ma sát côn gổm 2 đĩa ma sát l và 2. Đĩa côn 1 chủ động lắp cố định trên trục. Đĩa côn 2 bị động lắp di trượt theo chiều trục, mặt làm việc của các đĩa là mặt côn, tạo ra lực ma sát để truyền mômen xoắn.(Hình..

Bài viết Quy trình tháo lắp li hợp máy CNC đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
Li hợp ma sát côn

Đặc điểm cấu tạo của ma sát côn gổm 2 đĩa ma sát l và 2. Đĩa côn 1 chủ động lắp cố định trên trục. Đĩa côn 2 bị động lắp di trượt theo chiều trục, mặt làm việc của các đĩa là mặt côn, tạo ra lực ma sát để truyền mômen xoắn.(Hình 1.6)

li hop 1

Phương pháp tháo: Tháo vít định vị trên đĩa chủ động, sau đó tháo các trục ra khỏi nửa chủ động và bị động.

Đối với đĩa côn lắp cố định trên trục có thể dùng vam, máy ép tháo trục ra khỏi đĩa côn.

Li hợp ma sát đĩa gổm các đĩa chủ động 3, lắp vào rãnh của ống 4 được lắp cố định trên trục dẫn 1. Xen giữa các đĩa 3 là đĩa bị dẫn 2. Khi gạt bạc 6 sang phải phần côn ở đầu bạc sẽ nâng đòn bẩy s tỳ vào và ép chặt các đĩa 2,3 với nhau .Đai ốc 5 điều chỉnh khe hở giữa các đĩa (Hình 1.7)

li hop 2

Phương pháp tháo: Tháo chốt gạt, trục, tháo ống dẫn số 4, tiếp đó dùng đột và búa tháo chốt của đòn bẩy s, tháo đòn bẩy s, tháo đĩa chủ động, bị động, tháo đai ốc 5 và tháo bạc gạt 6.

Bài viết Quy trình tháo lắp li hợp máy CNC đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
Các bước vệ sinh máy, chi tiết máy CNC https://bkmech.com.vn/cac-buoc-ve-sinh-may-chi-tiet-may-cnc/ Sat, 17 Apr 2021 09:00:28 +0000 https://bkmech.com.vn/?p=7590 Các chi tiết và cụm máy vừa tháo ra phải được chùi sạch, làm vệ sinh mọi vết bẩn, dầu mỡ, đánh sạch gỉ, muội than v.v…trước khi đem rửa. Muội than có thể được đánh sạch bằng bàn chải sắt, dao cạo hoặc nhúng vào dung dịch gổm 24g xút ăn da, 35g canxi cacbonnat, 1,5g nước thuỷ tinh,..

Bài viết Các bước vệ sinh máy, chi tiết máy CNC đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
Các chi tiết và cụm máy vừa tháo ra phải được chùi sạch, làm vệ sinh mọi vết bẩn, dầu mỡ, đánh sạch gỉ, muội than v.v…trước khi đem rửa. Muội than có thể được đánh sạch bằng bàn chải sắt, dao cạo hoặc nhúng vào dung dịch gổm 24g xút ăn da, 35g canxi cacbonnat, 1,5g nước thuỷ tinh, 25g xà phòng lỏng. Tất cả các chất đó được hoà trong 1 lít nước.

Các chi tiết được ngâm trong bể chứa từ 2^3h. Dung dịch được đun nóng đến 80^90°C để tăng hoạt tính. Sau khi lấy các chi tiết ở bể ra đem tráng qua nước lả rồi nước nóng.

Cánh rửa sạch dầu mỡ thuận tiên nhất là dùng dầu hoả, xăng, dầu ma dút. Tuy nhiên cách vệ sinh bằng dầu hỏa, dầu ma dút, xăng dễ bốc hơi và gây độc hại cho người. Vì vậy tốt nhất là rửa, vệ sinh chi tiết trong bể chuyên dùng (hình 1.8) và có các thiết bị bảo hộ lao động thích hợp.

ve sinh may

Bể rửa được hàn đính vào khung 1. Bên trong bể có giá để chi tiết (kiểu mắt cáo) và lưới lọc. Nắp bổ được nối bản lề có gắn hai vành hình quạt 4 và liên hệ với bàn đạp 6 bằng xích 5. Khi đạp chân vào bàn đạp 6 nắp bể sẽ mở ra và ta co thể bỏ chi tiết vào bể hoặc lấy ra một cách thoải mái. Khi nhấc chân khỏi bàn đạp, nắp bể tự động đóng lại do trong lượng bản thân.

Bài viết Các bước vệ sinh máy, chi tiết máy CNC đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
Bảo dưỡng, sửa chữa trục máy CNC khi bị mòn ngõng và mất độ bóng https://bkmech.com.vn/bao-duong-sua-chua-truc-may-cnc-khi-bi-mon-ngong-va-mat-do-bong/ Sat, 17 Apr 2021 08:56:37 +0000 https://bkmech.com.vn/?p=7582 Sửa chữa trục, ngõng trục tới kích thước sửa chữa nhỏ hơn kích thước ban đầu Phương pháp này thường áp dụng cho các ngõng trục làm việc trong ổ trượt babit hoặc những ổ trượt sẽ được tráng lại hoặc thay        mới khi sửa chữa đồng thời với trục. –            Nếu ngõng trục mòn chưa tới 0,2- 0,3 mm..

Bài viết Bảo dưỡng, sửa chữa trục máy CNC khi bị mòn ngõng và mất độ bóng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
Sửa chữa trục, ngõng trục tới kích thước sửa chữa nhỏ hơn kích thước ban đầu

Phương pháp này thường áp dụng cho các ngõng trục làm việc trong ổ trượt babit hoặc những ổ trượt sẽ được tráng lại hoặc thay        mới khi sửa chữa đồng thời với trục.

–            Nếu ngõng trục mòn chưa tới 0,2- 0,3 mm chỉ việc mài đạt độ côn, độ ô van và độ nhẵn bề mặt cần thiết.

–            Nếu độ mòn lớn hơn thì đem tiện. Sau đó mài lại cho phép giảm đường kính trục không quá 5%.

Phục hồi, sửa chữa trục, ngõng trục tới kích thước ban đầu

Phương pháp này áp dụng cho ngõng trục lắp với ổ lăn.

–           Nếu ngõng trục mòn ít ta mạ Crôm (chiều dày lớp mạ Crôm chỉ tới vài trăm ^m) rồi mài.

–           Nếu mòn nhiều thì mạ thép, phun thép, hàn điện hổ quang rung sau đó tiện rồi mài (chú ý phải ủ trước khi mài).

Sửa chữa trục bằng bạc ép trung gian

Trường hợp ngõng trục bị mòn nhiều còn có thể dùng bạc sửa chữa ép vào trục cũ (lắp chặt) rồi gia công bạc này đạt kích thước và độ nhẵn bề mặt cần thiết.

 

sua chua 1

Hình 3.1: Phục hồi trục mòn bằng cách ép bạc trung gian

 

 

Cách sửa chữa, khắc phục đối với chi tiết trục bị biến dạng xoắn hoặc bị cong.

Trục bị biến dạng xoắn

–           Chỉ trục truyền mới có dạng sai hỏng này. Trước tiên phải kiểm tra, xác định chính xác độ sai lệch về xoắn của trục rồi đưa lên đổ gá chuyên dùng và xoắn trục theo chiều ngược lại.

–           Khi thao tác phải tiến hành từ từ để lực xoắn truyền đến toàn bộ trục, tránh không phá huỷ các cứ tỳ dùng để xoắn trục (thường là rãnh then).

–           Sau khi nắn phải nung nóng trục tới nhiệt độ ram thấp, giữ ở nhiệt độ này 3 đến 4 giờ rồi làm nguội chậm (ví dụ nguội trong không khí tĩnh). Sau khi nhiệt luyện, nếu trục vẫn không bị xoắn trở lại thì kết quả này sẽ được duy trì lâu dài.

Trục bị cong

Sửa chữa bằng cách nắn hoặc nung nóng cục bộ:

Nắn trục (phương pháp cơ khí): có thể nắn ở trạng thái nguội hoặc nóng. Đối với trục mềm hoặc trục có đường kính nhỏ hơn 50mm đều được nắn nguội. Chỉ có những trục có đường kính lớn hơn 50mm và bị cong nhiều mới nắn nóng; khi nắn nóng cần phải nung trục đến nhiệt độ rèn (150^450 0C). Có thể nắn trên các máy ép vít hoặc máy ép thuỷ lực.

Hình 3.2: Nắn trục

sua chua 2

 

Phương pháp nung nóng cục bộ: áp dụng cho trục có đường kính lớn hơn 50mm.

sua chua 3.png

 

Hình 3.3: Nung nóng cục bộ

2.2.  Trục bị nứt hoặc gẫy

Những trục không quan trọng nếu bị nứt vỡ nhỏ thì hàn vá, nếu nứt vỡ lớn hoặc gẫy có thể hàn nối hai phần trục với nhau.

2.2.1.                   Hàn

Trên trục ở chỗ nứt hoặc gãy tạo 2 mặt côn đối đỉnh nhau, góc ở đỉnh 900 , khoan lỗ 05 + 010 lắp chốt ghép sơ bộ kiểm tra độ đồng tâm. Sau đó hàn từ từ vừa hàn vừa xoay trục, sau khi hàn thường hoa chỗ hàn ở nhiêt độ S500C.

 

sua chua 4

Hình 3.4: Phục hồi trục gẫy hoặc nứt nghiêm trọng

2.2.2.                   Nối trục

Những trục bị nứt, gãy kèm theo sứt mẽ nếu nối như hình 3.4 sẽ bị hụt chiều dài thì có thể nối như hình 3.5, tức là thệm một đoạn phụ thệm để bảo chiều dài ban đầu của trục sửa chữa. Sau khi hàn nếu trục bị cong thì phải nắn sửa, đồng thời phải ủ để khử ứng suất dư rồi gia công để đạt độ chính xác và độ nhẵn bề mặt cần thiết.

Hình 3.5: Phục hồi trục gẫy có đoạn nối thệm

sua chua 5

 

4.1.  Kết cấu của trục chính và các dạng hỏng thường gặp

4.1.1.                   Kết cấu của trục chính

Trục chính là một trong những chi tiết quan trọng nhất của các máy cắt kim loại. Ở máy tiện, trục chính lắp trực tiếp với các chi tiết gia công. Ở máy phay, khoan, doa, mài, đánh bóng… trục chính mang cụ cắt và quay cùng với chúng. Vì vậy độ chính xác, độ cứng vững và độ ổn định chuyển động của trục chính có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm gia công trên máy.

Trong đa số các máy cắt kim loại, trục chính là chi tiết gia công rất phức tạp và đắt tiền. Vì vậy khi sửa chữa máy người ta hết sức tránh thay trục chính mà tìm cách phục hổi nó.

Để sửa chữa tốt, cần nắm vững những đặc điểm cơ bản của cấu tạo trục chính.

Hình 4.1 nêu cấu tạo trục chính của cá loại máy tiện thộng dụng chính xác thường. Ngõng sau và ngong trước để lắp ổ trục

sua chua 6

 

Hình 4.1: Trục chính của các loại máy tiện chính xác thường l.Ngõng sau. 2. Thân trục; 3. NGõng trước;

4. Mặt định vị để lắp mâm cặp; 5. Lồ côn; 6. Ren để kẹp mâm cặp

4.1.2.                   Các dạng hỏng hóc thường gặp

Những bộ phận có thể hư hỏng của các loại trục chính là:

–            Ngõng trục lắp ổ

–            Lỗ côn

–          Ren và then hoa

–          Ngõng côn

–          Lỗ đóng chệm

Bài viết Bảo dưỡng, sửa chữa trục máy CNC khi bị mòn ngõng và mất độ bóng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
Sửa, lắp ráp ngõng trục, ổ trục máy CNC https://bkmech.com.vn/sua-lap-rap-ngong-truc-o-truc-may-cnc/ Sat, 17 Apr 2021 08:52:46 +0000 https://bkmech.com.vn/?p=7575 Các dạng hỏng hóc của ngõng trục, ổ trục : Thường ngõng trục, ổ trục hư hỏng vì mòn. Phương pháp khắc phục –          Nếu mòn ít < G,G2mm có thể mài trên máy tiện bằng kẹp gỗ với bột mài nhão. –          Nếu mòn quá G,G2mm thì mài với kích thước sữa chữa sau khi mài phải kiểm tra..

Bài viết Sửa, lắp ráp ngõng trục, ổ trục máy CNC đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>

Các dạng hỏng hóc của ngõng trục, ổ trục :

Thường ngõng trục, ổ trục hư hỏng vì mòn.

Phương pháp khắc phục

–          Nếu mòn ít < G,G2mm có thể mài trên máy tiện bằng kẹp gỗ với bột mài nhão.

–          Nếu mòn quá G,G2mm thì mài với kích thước sữa chữa sau khi mài phải kiểm tra độ cứng xem còn có lớp thấm than hoặc tôi cứng. Không nếu mài mất lớp cứng phải nhiệt luyện hoặc hóa nhiệt luyện lại. Khi gia công ngõng trục đạt tới kích thước sữa chữa phải thay bạc lót ổ trục.

–          Nếu ngõng trục mòn tới G,1 mm thì mạ crôm phun kim loại hoặc hàn hổ quang. Phải đắp đủ cả lượng dư gia công vì sau khi tiện và mài phải đạt được của chi tiết.

–          Nếu ngõng trục, ổ trụcmòn nhiều thì có thể tiện nhỏ đi rồi ép bạc sửa chữa giống như một biện pháp phục hổi trục tâm, trục truyền.

–          Nguyên công cuối cùng trong sửa chữa ngõng trục lắp với ổ là đánh bóng như sau: Lắp trục lên các mũi tâm, tốc độ, quay của trục khoảng 5G-7Gm/phút, đá đánh bóng là một miếng gang peclit hạt nhỏ có bôi bột mài nhão để đánh bóng ngõng trục. Khi thao tác tay cầm miếng gang áp nhẹ mặt có bột mài vào ngõng trục và đưa đi đưa lại theo chiều dài ngõng trục khoảng 3-5 phút. Trong quá trình đánh bóng ngõng trục thỉnh thoảng lại rửa bột mài dính vào ngõng trục và miếng gang bằng xăng, bôi lớp bột mài mới vào miếng gang và tiếp tục công việc. Đến khi bề mặt ngõng trục bóng như gương thì được.

4.2.  Sửa chữa lỗ côn

4.3.1.                   Các dạng hỏng hóc của lỗ côn

Lỗ côn của trục chính các máy cắt kim loại thường bị hỏng vì mòn. Kiểm tra độ mòn bằng các vết sơn tiếp xúc giữa lỗ với calip côn.

4.3.2.                   Phương pháp khắc phục

Nếu lỗ mòn ít có thể đưa lên máy mài tròn trong để sửa chữa, khi đó đặt ngõng trước của trục chính có lỗ côn cần mài lên giá đỡ chuyên dùng (luynet), đầu sau trong mâm cặp máy mài. Sai số gá đặt cho phép là 0,005 mm. Khi mài chú ý đảm bảo độ côn ban đầu. Nếu độ côn cần mài là của trục chính máy tiên có thể để nguyên trục trên máy ở dạng lắp, dùng đổ gá mài kẹp trên bàn giao để mài lỗ côn.

Nếu lỗ côn trục chính mòn nhiều thì có thể phục hổi bằng cách ép bạc sửa chữa như sau:

Hình 4.2: phục hổi lỗ côn của trục chính bằng bạc bổ

lap rap 1

 

Tiên sẩn một bạc côn bằng thép cacbon thấp ( chi tiết 2 trong hình 4.2) dày 4-5mm, có kích thước phù hợp để ép vào lỗ côn trục chính sau này. Để đảm bảo đồng tâm giữa đường tâm lỗ côn sau khi sửa chữa với đường tâm trục chính, cần để nguyên trục chính lắp trên máy (nếu là sửa chữa trục côn trên trục chính máy tiên) mà tiên lỗ côn theo đường kính ngoài của bạc 2 sao chochiều dài của bạc khi lắp khít vào lỗ côn đã tiên của trục chính, lúc chưa ép chặt thì đầu bạc thò ra ngoài mặt đầu trục chính 5mm. Thấm than lỗ bạc sâu 0,5-8mm, tôi đến HRC58-60, tẩy sạch gỉ sắt và các chất bẩn bám ở bạc bôi mỡ mặt ngoài bạc và đặt nó vào lỗ côn trục chính. Dùng một đổ vá kiểu trục hút để ép chặt bạc vào lỗ côn trục chính. Sau khi ép, mài lỗ bạc để đạt độ nhẵn và độ chính xác yêu cầu.

4.3.  Sửa chữa ren và lỗ then

4.4.1.                   Các dạng hỏng hóc của ren và lỗ then

Dạng hỏng cơ bản của ren và lỗ then là ren bị mòn, lỗ then bị hoặc sứt

mẻ.

4.4.2.                   Phương pháp khắc phục

yĐối với ren của trục chính bị mòn được sửa chữa bằng mạ điện, hàn lắp hoặc hàn hổ quang rung rồi gia công cơ đạt kích thước ban đầu. Nếu cắt ren mới với kích thước nhỏ đi thì phải thay đĩa bắt mâm cặp vặn vào ren này, cách này rất ít dùng vì kích thước phần trở nên không tiêu chuẩn.

  • Đối với rãnh then:

–          Nếu mòn ít hoặc sứt mẻ thì hàn đắp những chỗ sứt mẻ rồi gia công đạt kích thước ban đầu. Những rãnh then bị hỏng nặng thì không sửa chữa mà hàn đắp rồi làm rãnh then mới ở vị trí khác cách rãnh cũ 900, 1350, 1800 theo chu vi nếu kết cấu cho phép.

–          Nếu hàn đắp mà sợ vênh thì có thể ép một đệm thép vào rãnh cũ rồi hàn liền hoặc bắt chặt băng vít.

  • Đối với then hoa:

–          Nếu mối ghép then và then hoa mòn hết mà mối ghép định tâm theo đường bên trong của trục thì cách sửa chữa tốt nhất là: sửa lỗ then hoa tới kích thước sửa chữa và tăng kích thước then hoa trên trục theo kích thước của rãnh then lỗ sau khi sửa chữa nếu then và rãnh then đã tôi cứng thì phải ủ trước khi sửa chữa.

–          Làm tăng kích thước then hoa trên trục bằng cách xấn từng then một theo chiều dọc dọc then, xấn then hoa là dùng một đĩa bằng thép làm hằn
thành vết trên bề mặt dọc theo then hoa (bề mặt then hoa theo đường kính ngoài). Sau khi xấn kim loại của then được dổn sang hai bên làm tăng chiều rộng và đường kính trong của then. Ta xấn từng then tới khi chiều rộng của then tới khi chiều rộng của then tăng tới kích thước vượt quá chiều rộng của rãnh ở lỗ. Sau khi sửa chữa một lượng dư đủ để gia công (G.1^- G,2) mm thì sang then khác, cứ tiếp tục như thế đến hết. Sau đó gia công lại và nhiệt luyện để đạt độ cứng ban đầu.

–          Nếu rãnh then và then hoa mòn ít đối với mối ghép định tân theo đường kính ngoài của trục thì sửa chữa như sau: Sửa chữa trục then hoa tới kích thước sửa chữa và nâng đường kính ngoài của lỗ then hoa để các rãnh then hẹp lại phù hợp với kích thước sửa chữa của chiều rộng then trên trục. Sau đó sửa lại chiều rộng rãnh và đường kính ngoài của lỗ then hoa (may ơ).

–          Nếu rãnh then và then hoa mòn nhiều thì hàn lắp rồi gia công cơ theo kích thước sửa chữa (ban đầu).

Chú ý: Những mối ghép ren và then trên trục chính rất chính xác và trục chính là chi tiết quan trọng không nên vì sửa chữa ren, then hoa và rãnh then mà làm ảnh hưởng tới độ chính xác của toàn trục.

4.4.  Sửa chữa lỗ đóng chệm

4.5.  Ì.       Các dạng hỏng hóc của lỗ đóng chệm

Lỗ đóng chệm để tháo dụng cụ cắt (mũi khoan) ở trục chính máy khoan cũng hay hỏng bị mòn.

4.5.2.                   Phương pháp khắc phục Công nghệ sửa chữa như sau
lap rap 2

 

 

Gia công rộng lỗ đó thành hình chữ nhạt trên máy xọc để chuẩn bị ép bạc bổ sung vào. Theo kích lỗ vừa gia công và đường kính trục chính, chế tạo một bạc để đến lượng dư mài và độ dôi lắp ghép, vát bốn góc bạc để khỏi cấn vào bốn góc lỗ khi lắp; tôi độ bạc đến độ cứng HRC55- 62 rồi mài bốn mặt ngoài sẽ lắp vào lỗ. Cuối cùng, nung nóng trục chính và ép bạc vào lỗ chữ nhạt vừa gia công của trục.

4.6.  Sửa chữa ngõng côn

Nhiều loại trục lắp ghép với các chi tiết đối tiếp bằng ngõng côn có then (thường là then bán nguyêt). Hai loại trong số các ngõng côn đó được giới thiệu trên hình 4.4. Đó là kết cấu đầu trước của trục chính máy mài, mài dùng để lắp với may ơ của chi tiết đối tiếp như ích kẹp đá mài, bạc, mâm cặp .v.v…

Hình 4.4: Ngõng côn trục chính

 

lap rap 3

4.6.1.                   Các dạng hỏng hóc của ngõng côn

Các dạng hỏng của ngõng côn thường là:

–            Mòn mặt côn lắp ghép trên trục và trên lỗ làm chi tiết bị lỏng chiều trục, do đó cũng bị lỏng hướng tâm.

–            Mòn và chèn dạp rãnh then, ở trục và lỗ.

–            Chèn dạp và cắt đứt then.

–            Mòn và phá huỷ ren.

4.6.2.                   Phương pháp khắc phục

ở đây ta chỉ nghiên cứu phương pháp khắc phục dạng hỏng mòn mặt côn (còn cách khắc phục dạng hỏng như: Mòn và chèn dạp rãnh then, ở trục và lỗ; Chèn dạp và cắt đứt then; Mòn và phá huỷ ren tương tự như ổ các phần trước).

–         Khi mối ghép bị lỏng vì bị mòm mặt côn, có thể khắc phục bằng cách cắt bớt mặt đầu phần côn trên trục (hình 4.5) để 1 tỳ được vào chi tiết 2 trên lắp.

Hình 4.5: Sửa mối ghép trên ngõng côn

 

lap rap 4

–            Khi không cho phép chi tiết dịch chuyển chiều trục, cần phục hổi các mặt côn với kích thước ban đầu tức là phải sửa cả lỗ và trục: lỗ được phục hổi băng cách lắp bạc sửa chữa, chổn hoặc hàn đắp gia công cơ: trục được mạ crôm hoặc hàn đắp hoặc gia công cơ, nếu mòn qua ta thay trục mới.

lap rap 5

Bài viết Sửa, lắp ráp ngõng trục, ổ trục máy CNC đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
Quy trình bảo dưỡng sửa chữa ổ bi https://bkmech.com.vn/quy-trinh-bao-duong-sua-chua-o-bi/ Sat, 17 Apr 2021 08:50:39 +0000 https://bkmech.com.vn/?p=7572 Ổ bi được lắp ghép với bộ phận máy theo đường kính trong- d ( lắp với trục) và kích thước ngoài của vòng ngoài-D (lắp với vỏ hộp), ổ dùng để đỡ trục và làm cho trục chuyển động nhẹ nhàng bằng các con lăn. Các dạng hỏng, nguyên nhân và phương pháp khắc phục Dạng hỏng Nguyên nhân..

Bài viết Quy trình bảo dưỡng sửa chữa ổ bi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
bi được lắp ghép với bộ phận máy theo đường kính trong- d ( lắp với trục) và kích thước ngoài của vòng ngoài-D (lắp với vỏ hộp), ổ dùng để đỡ trục và làm cho trục chuyển động nhẹ nhàng bằng các con lăn.

Các dạng hỏng, nguyên nhân và phương pháp khắc phục

Dạng hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Khe hở hướng kính và chiều trục quá lớn. Mòn các chi tiết của ổ bi Điều chỉnh cho khe hở nhỏ đi. Sau khi điều chỉnh đối với các ổ bi bình thường, cho phép khe hở vượt quá trị số ban đầu 3-4 lần. Nếu khe hở lớn quá thì thay ổ
Có cặn đen từ ổ lọt ra ngoài Không đủ dầu mỡ bôi trơn, ổ nóng quá Rửa, bôi trơn và kiểm tra khe hở, nếu không đạt yêu cầu kỹ thuật thì thay
Dầu từ ổ bi lọt ra có lẫn mặt sắt kim loại, ổ làm việc có tiếng ổn Vật liệu của các chi tiết ổ bi bị mòn nên lớp bề mặt các vành ổ và bi bị tróc Thay mới
Về mặt làm việc của các chi tiết ổ bi bị nứt, xước, vỡ ổ bi làm việc quá tải, lắp ghép chặt quá chế độ thông thường; có vật lạ lọt vào ổ vì lót kín không tốt Thay ổ bi. Nếu vết xước ở vành ổ dọc theo chiều lăn của bi thì có thể dùng lại được
Hỏng vòng cách Không đủ dầu mỡ bôi trơn Sửa vòng cách. Nếu không được thì thay ổ bi  mới

 

Các bề mặt làm việc ổ bibị han gỉ Có hơi ẩm, nước, a xít, lọt vào ổ bi  hoặc dần mỡ bôi trơn không tốt Lau chùi hết vết han gỉ, kiểm tra dầu mỡ bôi trơn. Nếu gỉ nặng thì thay ổ bi
Ổ bi bị kẹt, quay bằng tay thấy nặng Có vật lạ chui vào ổ vì “phớt” lót kín bị hỏng, thiếu dầu mỡ bôi trơn. Lau chùi, bôi trơn đầy đủ thay phớt. Nếu các vòng ổ bi mòn nhiều thì thay
Khe hở lắp ráp giữa ổ bi   với trục và lỗ thân máy không đảm bảo Mòn ngõng trục, lỗ thân máy hoặc các vòng ổ. Sửa chữa ngõng trục và lỗ thân máy. Nếu các chi tiết ổ mòn nhiều thì thay mới
Các vòng lót kín không đảm bảo lót kín ổ Dạ bị bẩn, cứng; chất dẻo bị lão hoá, lõo của vòng lót kín bị giảm tính đàn hổi hoặc trục mòn không khít với vành trong của vòng lót kín Rửa vòng lót kín bằng xăng, lau khộ, cắt bớt vài vòng lò xo. Nếu vòng lót kín mòn hoặc cứng quá thì thay mới

Bài viết Quy trình bảo dưỡng sửa chữa ổ bi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
Bảo dưỡng, sửa chữa ổ trượt máy CNC https://bkmech.com.vn/bao-duong-sua-chua-o-truot-may-cnc/ Sat, 17 Apr 2021 08:44:48 +0000 https://bkmech.com.vn/?p=7567 Các dạng hỏng của ổ trượt và nguyên nhân: Lớp kim loại chống ma sát bị cháy hoặc bị bong, bề mặt của bạc bị cạo xước. Nguyên nhân: Do cổ trục và bạc luôn luôn tiếp xúc với nhau gây ra hiên tượng ma sát và mài mòn các chi tiết do áp suất dầu thấp không đảm bảo..

Bài viết Bảo dưỡng, sửa chữa ổ trượt máy CNC đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
Các dạng hỏng của ổ trượt và nguyên nhân:

  • Lớp kim loại chống ma sát bị cháy hoặc bị bong, bề mặt của bạc bị cạo xước.

Nguyên nhân: Do cổ trục và bạc luôn luôn tiếp xúc với nhau gây ra hiên tượng ma sát và mài mòn các chi tiết do áp suất dầu thấp không đảm bảo lượng dầu bôi trơn.

  • ổ trượt bị nóng, trục đôi khi bị kẹt.

Nguyên nhân: Khe hở nhỏ quá hoặc bị xước vì bôi trơn không tốt

  • ổ trượt không điều chỉnh được khe hở :

Nguyên nhân: Mặt làm việc mòn quá trị số cho phép.

  • Mặt làm việc bị sây sát lớn, có vết lõm, làm việc ổn

Nguyên nhân: Do thiếu dầu bôi trơn hoặc dầu bôi trơn bẩn, có cặn bã.

Sửa chữa ổ trượt nguyên

o truot 1

Mòn ít: áp dụng một số biện pháp:

  • Chùn cho ống lót ngắn lại thường áp dụng cho ống lót có chiều dài L<2d và lượng dư của lỗ chưa quá l% so với đường kính ban đầu
  • Tráng một lớp kim loại bằng Balít sau đó gia công cơ để đảm bảo độ nhẵn và độ bóng cần thiết.
  • Nếu ống lót có đường kính  > 100 mm thì tiến hành cắt ống lót làm 2 phần, dũa mặt cắt vát mép sau đó hàn lại sao cho đủ lượng dư gia công theo kích thước trên ổ.
  • Nếu bạc có đường kính  < 100 mm thì không nên cắt làm 2 nửa mà có thể phun l lớp kim loại chịu ma sát vào lỗ bạc sau đó gia công cơ để đảm bảo độ nhớt.
  • Nếu bạc bị mòn nhiều thì ta tiến hành bằng cách mài lại ngõng trục và thay ống lót cũ bằng ống lót mới có đường kính phù hợp với ngõng trục đã mà.

Sửa chữa ổ trượt ghép hai nửa

  • Trước hết ta phải điều chỉnh khe hở giữa ngõng trục và bạc bằng cách tăng hoặc giảm chiều dày căn đệm ở bề mặt lắp ghép.

 

o truot 2

  • Nếu bề mặt bạc bi xước ta tiến hành cạo:

Phương pháp cạo: Nửa bạc dưới được cạo bằng cách ngõng trục được phủ một lớp sơn mỏng và rà với nửa bạc dưới sau đó ta xoay đi rồi cạo theo vết mài tiếp xúc. Khi cạo phải tuân theo nguyên tắc : Cạo chỗ bắt màu và cạo chỗ nặng, bỏ chỗ nhẹ.

Chú ý: Phải thay đổi mũi cạo. Trong quá trình cạo được tiếp tục đến khi vết màu phân bố đều trên bề mặt làm việc của nửa bạc và chiếm 7G- 75 diện tích bề mặt tiếp xúc.

  • Sau khi cạo được mặt dưới ta tiến hành cạo mặt trên, tương tự
  • Sau khi cạo xong cả hai mặt ta tiến hành bôi màu và cạo lần cuối bằng cách bôi màu vào cổ trục sau, sau đó lắp ghép và xoay trục đi vài vòng, sau đó tháo trục ra và tiến hành cạo
  • Hiệu chỉnh sau khi cạo xong ta lau sạch và lắp vào ngõng trục và bôi trơn một lớp dầu.

Bài viết Bảo dưỡng, sửa chữa ổ trượt máy CNC đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>