Phần mềm CAD/CAM/CAE – BKMech Máy CNC https://bkmech.com.vn Máy CNC, sửa chữa máy CNC, lập trình CNC Sun, 08 Aug 2021 08:42:36 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.7.1 https://bkmech.com.vn/wp-content/uploads/2020/06/bkmech-favicon.png Phần mềm CAD/CAM/CAE – BKMech Máy CNC https://bkmech.com.vn 32 32 Loại bỏ các yêu tố rủi ro nhờ Moldex3d https://bkmech.com.vn/loai-bo-cac-yeu-to-rui-ro-nho-moldex3d/ Mon, 13 Jul 2020 08:35:07 +0000 http://bkmech.chonhaminh.vn/?p=5682 Khách hàng Moldex3D: Extremetool Được thành lập vào năm 1998, Extreme là một cơ sở sản xuất khuôn mẫu và kỹ thuật hàng đầu, là nhà cung cấp hàng đầu các dịch vụ phát triển sản phẩm nhựa chìa khóa trao tay sáng tạo. (Nguồn: http://www. extremetool. com) Tóm tắt những khó khăn khi chưa có Moldex3D Có rất nhiều..

Bài viết Loại bỏ các yêu tố rủi ro nhờ Moldex3d đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
Khách hàng Moldex3D: Extremetool

Được thành lập vào năm 1998, Extreme là một cơ sở sản xuất khuôn mẫu và kỹ thuật hàng đầu, là nhà cung cấp hàng đầu các dịch vụ phát triển sản phẩm nhựa chìa khóa trao tay sáng tạo. (Nguồn: http://www. extremetool. com)

Tóm tắt những khó khăn khi chưa có Moldex3D

Có rất nhiều sự không chắc chắn xung quanh quá trình đúc của Extreme trước khi họ sử dụng Moldex3D – Thời gian điền đầy sẽ là bao nhiêu giây? áp lực cần thiết lên cuống phun là bao nhiêu? Cầnmáy có lực kẹp khuôn bao nhiêu để đủ cho sản phẩm? Để giảm những bất ổn này, Extreme quyết định xem xét các giải pháp của Moldex3D có thể giúp cung cấp cho họ độ tin tưởng cao hơn trước khi sản xuất thực tế.

Thách thức

  • Tìm các vị trí venting thích hợp
  • Tìm nhiệt độ nước làm mát thích hợp
  • Có được thời gian Packing hiệu quả để đáp ứng các đặc điểm kỹ thuật của thông số độ co rút

Các giải pháp

Sử dụng gói Moldex3D Advanced ( Flow , Pack , Cool , Warp ) và 3D Coolant CFD để tìm các điều kiện tối ưu trong quá trình đúc

Lợi ích

  • Tìm các khu vực cần thoát khí (venting)
  • Giảm thiểu phần co ngót
  • Tối ưu hóa thời gian làm mát và thời gian của chu kỳ

CASE STUDY

Extreme đã chọn Moldex3D để giúp loại bỏ những bất ổn phát sinh từ quá trình đúc. Họ muốn sử dụng Moldex3D để tìm khu vực cần thêm thoát khí, áp lực cần thiết, lực kẹp tối đa, thời gian điền đầy hợp lý và dự đoán sản phẩm cong vênh trước khi thử nghiệm khuôn.

Từ mô phỏng điền đầy / bảo áp, họ biết áp suất làm đầy thấp hơn mức tối đa, lực kẹp tối đa có thể chấp nhận được và ứng suất cắt tối đa thấp hơn giới hạn. Vì vậy, họ kết luận rằng áp suất đã có thể đáp ứng nhu cầu của họ (Hình 1).

Từ mô phỏng điền đầy bảo áp Moldex3D, Extreme biết áp suất của họ đã được chấp nhận.

Hình 1 Từ mô phỏng điền đầy/ bảo áp Moldex3D, Extreme biết áp suất của họ đã được chấp nhận.

Kết quả mô phỏng Moldex3D của Melt fron cũng giúp Extreme đưa ra quyết định vị tríthoát khí và cũng định hướng thiết kế khuôn đúng ngay từ đầu. Vì vậy, họ không phải đợi cho đến khi các vấn đề như short shots xuất hiện trong mẫu ép phun đầu tiên để điều chỉnh hoặc chỉnh sửa (Hình 2).

Phân tích về short shots của Moldex3D tương quan với kết quả ép phun nhựa thực tế

Hình 2 Phân tích về short shots của Moldex3D tương quan với kết quả thực tế.

Sau đó, thay đổi nhiệt độ chất làm mát, dẫn đến nhiệt độ bề mặt trung bình thấp hơn nhiều. Họ mô phỏng 3 mức nhiệt độ nước làm mát khác nhau và quan sát ảnh hưởng của chúng lên nhiệt độ bề mặt và co rút. Kết quả là, chúng được tìm thấy ở 117 ℉, độ co ngót đáp ứng đặc điểm kỹ thuật cần thiết (Hình 3).

Theo mô phỏng của 3 mức nhiệt độ dung dịch làm nguội khác nhau, 117 độ F được tìm thấy nhiều nhất

Hình 3 Theo mô phỏng của 3 mức nhiệt độ dung dịch làm nguội khác nhau, 117 độ F được tìm thấy nhiều nhất.

Tiếp theo, Extreme tăng thời gian Packing. Họ mô phỏng 4 lần packing khác nhau và quan sát kết quả co rút. Và đã được tìm thấy ở thời điểm 17s có thể là một kết quả tốt (Hình 4).

Thời gian packing 17s đã được tìm thấy, đây là thời điểm tốt nhất để đạt chỉ số co rút

Hình 4 Thời gian packing 17s đã được tìm thấy, đây là thời điểm tốt nhất để đạtchỉ số co rút.

Các kết quả

Phần mềm mô phỏng Moldex3D cung cấp các công cụ để kiểm tra các khu vực có vấn đề tiềm năng trên sản phẩm nhựa ép phun và giúp Extreme đưa ra quyết định sáng suốt. Extreme sử dụng thông tin thu được từ mô phỏng để tối ưu hóa quá trình làm mát và xác định thời gian chu kỳ ép nhựa. Điều này cũng giúp họ tránh được việc sửa thiết kế khuôn và sửa chữa khuôn tốn kém sau đó, và mô phỏng có thể gợi ý thêm các thiết kế tối ưu hơn với độ tin cậy về độ chính xác so với kết quả ép phun thực tế.

Bài viết Loại bỏ các yêu tố rủi ro nhờ Moldex3d đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
Các khuyết tật thường gặp trên sản phẩm ép nhựa và cách khắc phục (Phần 1) https://bkmech.com.vn/cac-khuyet-tat-thuong-gap-tren-san-pham-ep-nhua-va-cach-khac-phuc-phan-1/ Mon, 13 Jul 2020 08:30:24 +0000 http://bkmech.chonhaminh.vn/?p=5675 Cập nhật lần cuối vào Tháng Chín 16th, 2020 lúc 10:58 sáng Các lỗi khuyết tật thường gặp trên sản phẩm ép nhựa bao gồm: Cong vênh (Warpage) Lõm bề mặt (Sink marks) Thiếu liệu (Short Shots) Bọt khí – rỗ khí (Air trap, Vacuum Voids) Vết nứt (Crack) Ba via (Burr) Đường hàn nhựa (Weld lines) Đường chảy liệu..

Bài viết Các khuyết tật thường gặp trên sản phẩm ép nhựa và cách khắc phục (Phần 1) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
Cập nhật lần cuối vào Tháng Chín 16th, 2020 lúc 10:58 sáng

Các lỗi khuyết tật thường gặp trên sản phẩm ép nhựa bao gồm:

  1. Cong vênh (Warpage)
  2. Lõm bề mặt (Sink marks)
  3. Thiếu liệu (Short Shots)
  4. Bọt khí – rỗ khí (Air trap, Vacuum Voids)
  5. Vết nứt (Crack)
  6. Ba via (Burr)
  7. Đường hàn nhựa (Weld lines)
  8. Đường chảy liệu (Surface Delamination)
  9. Cấn do pin đẩy (Jetting)
  10. Trầy xước (Flash)

Bài viết do BKMech sưu tầm và biên soạn lại này nhằm chia sẻ với mọi người các lỗi khuyết tật thường gặp phải trên sản phẩm ép nhựa. Đồng thời cũng chia sẻ một số cách thường sử dụng để khắc phục các lỗi kể trên. Toàn bộ nội dung bài viết được viết lại từ kinh nghiệm của cá nhân nên chắc chắn còn rất nhiều lỗi sản phẩm ép phun chưa biết đến hoặc chưa được gặp trong thực tế sản xuất sản phẩm nhựa. Nếu bạn đọc thấy thiếu sót hoặc có kinh nghiệm gì muốn được chia sẻ, BKMech rất mong nhận được đóng góp ý kiến!

Sản phẩm ép nhựa thường gặp các dạng khuyết tật, lỗi sau đây:

1. Cong vênh (Warpage)

Mô tả: Cong vênh là hiện tượng mà sản phẩm nhựa sau khi ép xong, đưa ra ngoài môi trường tự nhiên bị cong, vênh so với thiết kế. Khuyết tật này thường thấy ở những sản phẩm nhựa dạng tấm dài, dạng bưởng trên ô tô,…

Nguyên nhân gây ra cong vênh sản phẩm nhựa:

– Thường là do bản thân sản phẩm bị co ngót quá lớn, co ngót không đều giữa các phần dẫn đến cơ chế tác động của ứng suất dư (residual stresses) tạo thành trong quá trình ép. Mức độ cong vênh phụ thuộc vào hệ số co ngót của nguyên liệu.

-Các nguyên nhân khác như:

  • Độ dày sản phẩm không đồng nhất, thiếu gân tăng cứng(đối với các sản phẩm dạng hộp, có thành mỏng và kích thước tương đối lớn)
  • Hình dạng, vị trí, số lượng, vị trí đặt kênh dẫn nhựa (channel), vị trí cổng phun (gate) không thích hợp.

Khắc phục hiện tượng cong vênh:

Một khi sản phẩm bị cong vênh thì việc sửa chửa là rất khó, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể thử những cách như tăng thời gian làm mát, thêm gân chịu lực cho sản phẩm, giảm tốc độ phun, điều chỉnh nhiệt độ khuôn,… Phòng tránh bằng cách thiết kế đồng nhất thành sản phẩm và là làm đồ gá để ép thẳng sản phẩm. Sử dụng phần mềm CAE Moldex3D mô phỏng và phân tích quá trình ép phun trước khi đưa vào sản xuất để dự đoán các xu hướng cong vênh của sản phẩm và các vị trí có thể xảy ra cong vênh từ đó điều chỉnh các thông số giả lập để hạn chế hiện tượng này.

Sản phẩm nhựa trước(bên trái) và sau khi dùng phần mềm Moldex3D(bên phải) tìm giải pháp xử lý cong vênh.
Sản phẩm nhựa trước(bên trái) và sau khi dùng phần mềm Moldex3D(bên phải) tìm giải pháp xử lý cong vênh.

2. Lõm trên bề mặt sản phẩm

Mô tả: Đây là hiện tượng sản phẩm sau khi ép nhựa, trên bề mặt của nó xuất hiện một số vị trí bị lõm một phần xuống so với bề mặt xung quanh nhìn giống như các vũng nước để lại trên mặt đất sau khi trời mưa. Hiện tượng lõm bề mặt này thường xảy ra ở những vị trí có thành dày trên sản phẩm hoặc có độ chênh lệch độ dày thành quá lớn. Các vị trí có gân (stiff) dày cũng rất dễ xảy ra lỗi này. Khuyết tật lõm trên bề mặt sản phẩm có thể không làm ảnh hưởng đến kích thước tổng thể hay làm ảnh hưởng, giảm hoặc mất đi chức năng của sản sản phẩm nhưng sẽ gây mất thẩm mỹ bên ngoài sản phẩm và những nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình sử dụng nó nên phải khắc phục ngay khi phát hiện thấy.

Nguyên nhân: Hiện tượng lõm trên bề mặt sản phẩm thực chất là do hiện tượng co ngót (shrinkage) của nhựa gây ra. Co ngót thường tập trung ở các khu vực chứa nhiều vật liệu. Trong thời gian làm nguội thì độ co ngót ở đây tăng lên đột ngột nhưng dòng nhựa nóng không tiếp tục được bơm vào do quá trình hóa rắn gần như đã kết thúc, áp suất quá trình ép phun không còn tác dụng.

Khắc phục: Cách tốt nhất để khắc phục hiện tượng vết lõm trên bề mặt sản phẩm là hạn chế những vị trí bị tập trung vật liệu quá nhiều. Độ dày gân nên làm bằng 1/2 – 2/3 độ dày thành chính, thành sản phẩm thiết kế nên có độ dày không bị chênh lệch đột ngột hoặc chênh lệch nhiều. Khi phát hiện ra vết lõm bề mặt sản phẩm nhựa thì nên thử thay đổi các thông số của quá trình ép phun như: tăng áp suất phun (injection pressure), tăng thời gian bảo áp (packing time)… Sử dụng phần mềm CAE Moldex3D để dự đoán các vị trí có thể xảy ra lõm bề mặt từ đó lên phương án đối phó ngay từ khâu phân tích trên máy tính

Phân tích mô phỏng trên Moldex3D xác định vị trí lõm bề mặt tối đa tương quan tốt với kết quả đúc thực tế
Phân tích mô phỏng trên Moldex3D xác định vị trí lõm bề mặt tối đa tương quan tốt với kết quả đúc thực tế

Sản phẩm liên quan

Xem tiếp phần 2

Bài viết Các khuyết tật thường gặp trên sản phẩm ép nhựa và cách khắc phục (Phần 1) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
Áp suất phun và kiểm tra nứt bề mặt trên moldex3d https://bkmech.com.vn/ap-suat-phun-va-kiem-tra-nut-be-mat-tren-moldex3d/ Mon, 13 Jul 2020 08:24:29 +0000 http://bkmech.chonhaminh.vn/?p=5669 Xem áp suất tại thời điểm áp suất phun lớn nhất thì áp suất tác dụng vào mặt trên sản phẩm là bao nhiêu, hiện tượng nứt. 1. Áp suất thường lớn nhất tại thời điểm chuyển giao giữa Filling và Packing (VP-switch), nên có thể chọn time step tại thời điểm VP-switch để xem phân bố áp suất Hoặc..

Bài viết Áp suất phun và kiểm tra nứt bề mặt trên moldex3d đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
Xem áp suất tại thời điểm áp suất phun lớn nhất thì áp suất tác dụng vào mặt trên sản phẩm là bao nhiêu, hiện tượng nứt.

1. Áp suất thường lớn nhất tại thời điểm chuyển giao giữa Filling và Packing (VP-switch), nên có thể chọn time step tại thời điểm VP-switch để xem phân bố áp suất

kiểm tra nứt bề mặt trên moldex3d

Hoặc có thế đặt “Sensor node” tại các vị trí cần đo (ở Designer), sau khi chạy phân tích thì có thể biết giá trị cụ thể tại các điểm này.

2. Về nguyên nhân vết nứt, có thể kiểm tra các kết quả sau để biết:

2. 1. Kiểm tra lại điều kiện ép (tốc độ và áp suất phun), nếu có sự thay đổi đột ngột các giá trị này hoặc giá trị quá cao cũng là 1 nguyên nhân.

2. 2. Kiểm tra kết quả Shear Stress, Shear Rate. Nếu giá trị này tại khe có hiện tượng nứt quá cao vượt ngưỡng giá trị giới hạn của vật liệu (Có thể xem giá trị tham khảo tại đây: http://support. moldex3d. com/r15/en/analysissetup_prepareanalysis_materialwizard_generalvalueofpolymerproperties_shearstressandshearrateinformation.html?zoom_highlightsub=shear+and+shear+rate) thì cũng sẽ có thể xuất hiện nứt.

2. 3. Kiểm tra sự co rút thể tích (Volumetric Shrinkage) xem có overpacking không. Nếu giá trị Volumetric Shrinkage là âm thì sản phẩm sẽ nở ra (expand), giá trị dương là co ngót, lõm vào (shirink), sự co ngót ở rãnh này cũng là một trong những kết quả cần kiểm tra.

Bài viết Áp suất phun và kiểm tra nứt bề mặt trên moldex3d đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
Phương pháp phân tích trong Moldex3D eDesign https://bkmech.com.vn/phuong-phap-phan-tich-trong-moldex3d-edesign/ Thu, 02 Jul 2020 08:33:03 +0000 http://bkmech.chonhaminh.vn/?p=5556 BKMech giới thiệu tới bạn đọc Sơ đồ hoạt động của moldex3D eDesign Thông tin dưới đây được CoreTech System Co. , Ltd. . Moldex3D cung cấp nhằm phục vụ cho mục đích giảng dạy. Đồng thời CoreTech System Co. , Ltd. cũng chính là công ty mẹ của công ty Moldex. Moldex3D và Moldex đều được bảo vệ bởi..

Bài viết Phương pháp phân tích trong Moldex3D eDesign đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
BKMech giới thiệu tới bạn đọc Sơ đồ hoạt động của moldex3D eDesign

Thông tin dưới đây được CoreTech System Co. , Ltd. . Moldex3D cung cấp nhằm phục vụ cho mục đích giảng dạy. Đồng thời CoreTech System Co. , Ltd. cũng chính là công ty mẹ của công ty Moldex. Moldex3DMoldex đều được bảo vệ bởi luật bản quyền và các hiệp ước về bản quyền quốc tế, cũng như các luật và hiệp ước về tài sản trí tuệ. Các nội dung này được cung cấp “ĐÚNG THỰC TRẠNG” mà không kèm theo bảo hành dưới bất kì loại nào, kể cả bảo hành minh bạch hay bảo hành ngụ ý, bao gồm nhưng không giới hạn các loại bảo hành ngầm cho khả năng giao dịch được, tính phù hợp cho một mục tiêu không vi phạm cụ thể nào. Trong một vài phạm vi quyền hạn, không cho phép sự loại trừ các cam kết ngầm, vì thế sự loại trừ trên có thể không áp dung trong trường hợp của bạn. Bản quyền của các tài lieu sau đây được nắm giữ chủ yếu bởi CoreTech System. Nguồn thông tin này nên được nêu rõ trong bất kì tình trường hợp trích dẫn nào.

Sơ đồ hoạt động của moldex3D eDesign-2
Sơ đồ hoạt động của moldex3D eDesign – Project

eDesign là phiên bản thấp nhất của phần mềm Moldex3D, chủ yếu phục vụ công tác giảng dạy và phân tích nhựa ép phun các chi tiết, sản phẩm có cấu tạo đơn giản, dạng shell cho kết quả tương đối chính xác với chi phí thấp nhất. Bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm Moldex3D (hiện đã có phiên bản Moldex3D R16) của chúng tôi và liên hệ để được demo, hỗ trợ tài liệu nghiên cứu, học tập.

Bài viết Phương pháp phân tích trong Moldex3D eDesign đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
Tự học moldex3D – Diễn giải kết quả Melt front time và Welding line https://bkmech.com.vn/tu-hoc-moldex3d-dien-giai-ket-qua-melt-front-time-va-welding-line/ Thu, 02 Jul 2020 08:08:23 +0000 http://bkmech.chonhaminh.vn/?p=5533 Kết quả phân tích điền đầy (quá trình filling) trong Moldex3D project bao gồm rất nhiều thông số: Melt Front Time Air trap – Rỗ khí Weld Line – đường hàn Weld line Meeting Angle – góc gặp nhau giữa các dòng chảy nhựa Weld Line Temperature – Nhiệt độ tại đường hàn Gate Contribution – đóng góp thể tích..

Bài viết Tự học moldex3D – Diễn giải kết quả Melt front time và Welding line đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
Kết quả phân tích điền đầy (quá trình filling) trong Moldex3D project bao gồm rất nhiều thông số:
  • Melt Front Time
  • Air trap – Rỗ khí
  • Weld Line – đường hàn
  • Weld line Meeting Angle – góc gặp nhau giữa các dòng chảy nhựa
  • Weld Line Temperature – Nhiệt độ tại đường hàn
  • Gate Contribution – đóng góp thể tích từ các gate cổng phun
  • Air trap and Burning 
  • Pressure – áp suất
  • Temperature – Nhiệt độ
  • Shear Stress and Max Shear Stress – Ứng suất trượt
  • Shear Rate and Max Shear Rate – Tỉ số cắt
  • X, Y, Z-Velocity – Vận tốc các phần từ nhựa theo phương X, Y, Z
  • Volumetric shrinkage – Co ngót thể tích
  • Density – Mật độ nhựa
  • Melt Front Temperature – Nhiệt độ nhựa ở điểm nhất định
  • Viscosity (log) – Độ nhớt
  • Melting Core 
  • Total Velocity -Vận tốc tổng
  • Frozen Layer Ratio – Tỉ lệ đông cứng
  • Max Temperature and Center Temperature – Nhiệt độ cao nhất theo độ dày sản phẩm
  • Average Temperature – Nhiệt độ trung bình
  • Max Volume Shrinkage – Thể tích co rút lớn nhất
  • Average Velocity Vector – vector vận tốc trung bình

Bảng các kết quả quá trình Filling trong Moldex3D

Melt Front Time

Melt front là bộ chỉ điểm vị trí của đường biên của dòng chảy di chuyển trong từng thời điểm khác nhau trong quá trình điền đầy.

Từ lợi ích của Melt Front này, chúng ta có thể:

  • Kiểm tra từng đoạn điền đầy của khuôn.
  • Kiểm tra vấn đề điền không đầy
  • Chỉ ra vị trí đường hàn
  • Chỉ ra vị trí bọt khí
  • Kiểm tra sự đóng góp của từng cổng phun
  • Kiểm tra vị trí cổng phun thích hợp để cân bằng dòng chảy và triệt tiêu đường hàn

Weld Line – đường hàn

Weld Line – kết quả đường hàn hiển thị vị trí đường hàn, nơi có cấu trúc yếu của sản phẩm.

  • Thường xảy ra tại khu vực mà 2 dòng chảy gặp nhau.
  • Thường là mối quan tâm về thẩm mỹ cho người thiết kế sản phẩm

Bài viết Tự học moldex3D – Diễn giải kết quả Melt front time và Welding line đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
Điều khiển Valve Gate trong Moldex3D https://bkmech.com.vn/dieu-khien-valve-gate-trong-moldex3d/ Thu, 02 Jul 2020 07:53:00 +0000 http://bkmech.chonhaminh.vn/?p=5513 Điều khiển Valve Gate: Giải pháp tối ưu cho vấn đề đường hàn và cân bằng dòng chảy trong Moldex3D Valve gate là một trong những thành phần quan trọng trong hệ thống kênh nhựa nóng – hot runner, cũng như hệ thống multi gate. Valve gate có thể được tắt, ngăn không cho nhựa nóng chảy vào lòng khuôn..

Bài viết Điều khiển Valve Gate trong Moldex3D đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
Điều khiển Valve Gate: Giải pháp tối ưu cho vấn đề đường hàn và cân bằng dòng chảy trong Moldex3D

Valve gate là một trong những thành phần quan trọng trong hệ thống kênh nhựa nóng – hot runner, cũng như hệ thống multi gate.

Valve gate có thể được tắt, ngăn không cho nhựa nóng chảy vào lòng khuôn hoặc mở ra để giải phóng nhựa chảy vào lòng lõi khuôn dưới các điều khiển nhất định. Tính năng này rất quan trọng vì hệ thống multi gate rất nhạy cảm với các vấn đề cụ thể như đường hàn. Hơn nữa, điều khiển valve gate thích hợp có thể giúp người sử dụng giảm thiểu sự biến thiên mật độ dòng chảy, đây là một nguyên nhân phổ biến gây ra các dấu hiệu về ứng suất hoặc các dấu hiệu có thể xuất hiện như các khuyết tật bề mặt không mong muốn chẳng hạn như độ bóng không đều hoặc có dấu hiệu phản xạ.

Moldex3D cho phép người dùng tự do lựa chọn điều kiện điều khiển cụ thể đáp ứng được nhu cầu của họ. Ví dụ, thời gian, hoặc kiểm soát vị trí ram có thể được lựa chọn để mở hoặc đóng cửa van. Hơn nữa, chức năng kiểm soát cửa van này không chỉ hỗ trợ giai đoạn điền đầy (Filling) mà còn mô phỏng cả quá trình đóng gói (Packing). Nó cung cấp cho người dùng khả năng kiểm soát toàn diện hệ thống.

Chuẩn bị mô hình lưới cho phân tích điều khiển Valve Gate trong Moldex3D Designer

Bước 1   Trong Designer , trước tiên hãy chuẩn bị một mô hình với một hệ thống kênh nhựa nóng, và chỉ định ID điều khiển cổng van bằng cách sử dụng một trong hai cách sau: 
Lưu ý
 : Trong Moldex3D-Mesh ,  ID của Valve gate chỉ có thể được chỉ định tronghot runner solid mesh attribute setting ; do đó, người dùng phải tạo lưới cho kênh dẫn nhựa nóng trước.

  • Ở Bước 2 trong hình ảnh dưới đây (Trước khi tạo Solid Mesh)
  • Đặt Valve Gate Control ID khi chỉ định hot runner attribute

1. Nhấp Set Valve Gate
 2. Đặt Valve Gate Control ID

Lưu ý : Đối với cả hai loại, người sử dụng được khuyến cáo để thiết lập Valve Gate Control ID cho toàn bộ kênh dẫn nhựa nóng. Mô hình lưới cuối cùng giống như dưới đây:

Đặt phân tích cho Valve gate control trong  Moldex3D project

Bước 2 Trong Project , tạo một project mới và chạy, nhập mô hình lưới và hoàn tất các thiết lập phân tích chung. Đối với cài đặt Valve gate control, hãy nhấp vào Cài đặt Nâng cao – Advanced Setting trong Filling/Packing tab và đi đến Valve Gate tab.

Bước 3 Thiết lập số điểm kiểm soát – Control Point cho bao nhiêu hành động mà valve gate sẽ thực hiện tương ứng và chỉ định Hành động mở hoặc đóng cửa van để thực hiện khi đến điểm kiểm soát. Để thực hiện các cài đặt điều khiển khác nhau, hãy thay đổi Type cho mỗi Valve gate ID với 3 tùy chọn điều khiển khác nhau được hỗ trợ: Timing , Flow Front , và Ram Position .

Lưu ý : Chú ý đến Valve Gate ID để đảm bảo các hành động của Valve Gate như đúng kế hoạch; các lựa chọn khác nhau của Type chỉ có thể được chọn cho các Valve Gate ID khác nhau.

Kiểm soát thời gian:

Đặt Giá trị với Đơn vị tính bằng giây để biểu thị thời gian khi hành động được thực hiện.

Lưu ý : Nếu thời gian điền đầy và thời gian hóa rắn tương ứng với giá trị thời gian của việc kiểm soát cửa van, hành động này có thể được thực hiện trong cả giai đoạn filling và packing; việc kiểm soát trong giai đoạn packing chỉ có thể được thiết lập khi sử dụng Timing type.

Flow Front Control :

  • Đặt ID nút Mesh Node để biểu diễn khi hành động được thực hiện.
    Lưu ý : Điều đó có nghĩa là cửa van sẽ thực hiện hành động sau khi mặt nung tan chảy đến một nút lưới nhất định, và ID của nó có thể thu được bằng cách sử dụng chức năng Chọn .
  • Đặt giá trị bằng đơn vị trong giây để biểu thị thời gian trễ khi tác vụ được thực hiện.
    Lưu ý: Giá trị thời gian ở đây (thời gian trễ) khác với giá trị thời gian để điều khiển thời gian (thời gian hoạt động).

Bài viết Điều khiển Valve Gate trong Moldex3D đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
Dùng phần mềm CAE-CAD-CAM nào tốt nhất? So sánh giữa các phần mềm, chia sẻ kinh nghiệm (Phần 1) https://bkmech.com.vn/dung-phan-mem-cae-cad-cam-nao-tot-nhat-so-sanh-giua-cac-phan-mem-chia-se-kinh-nghiem-phan-1/ Sun, 28 Jun 2020 09:02:30 +0000 http://bkmech.chonhaminh.vn/?p=5336 Cập nhật lần cuối vào Tháng Tám 8th, 2021 lúc 03:42 chiều Ai dùng các phần mềm CAD/CAM/CAE cũng có những băn khoăn, kiểu như: Giữa Cimatron và ZW3D, Catia phần mềm nào thiết kế và gia công khuôn tốt nhất? Giữa Moldex3D và Molflow cái nào chia lưới tốt nhất, mô phỏng, phân tích tốt nhất?… Nói vui thì..

Bài viết Dùng phần mềm CAE-CAD-CAM nào tốt nhất? So sánh giữa các phần mềm, chia sẻ kinh nghiệm (Phần 1) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>
Cập nhật lần cuối vào Tháng Tám 8th, 2021 lúc 03:42 chiều

Ai dùng các phần mềm CAD/CAM/CAE cũng có những băn khoăn, kiểu như:

Giữa Cimatron và ZW3D, Catia phần mềm nào thiết kế và gia công khuôn tốt nhất?

Giữa Moldex3D và Molflow cái nào chia lưới tốt nhất, mô phỏng, phân tích tốt nhất?…

Nói vui thì nó là “đứng núi này trông núi nọ”. BKMech cung cấp Cimatron, ZW3D, Moldex3D nhưng tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng, sẽ tư vấn cho khách hàng những tính năng nổi bật và thế mạnh của nó so với các phần mềm khác sao cho phù hợp nhất.

Sau đây chúng tôi xin trích một số chia sẻ của các thành viên nhiều kinh nghiệm dùng phần mềm thực tế trong diễn đàn Meslab. Series các bài viết này mục đích chia sẻ để các bạn nhìn nhận ra rằng với cùng một vấn đề, quan điểm của từng người là khác nhau, nên đừng kì vọng có một đáp án cho câu hỏi phần mềm CAD/CAM/CAE nào tốt nhất. Các bạn tham khảo và chia sẻ với mọi người nhé!

Pathétique: http://meslab. org/threads/blog-mo-phong-va-thiet-ke-cad-cae-engineering. 51574/?page=1

Ðề: Blog mô phỏng và thiết kế
[Entry 6] Về các phần mềm mô phỏng (1)
Subject này chắc còn nói thêm nên mình để số (1).

” Cũng như các phần mềm CAD, mình thấy nhiều bạn có vẻ fan cuồng phần mềm nào đó. Dĩ nhiên trừ các bạn bán hàng thì phải quảng cáo phần mềm của mình (cho đến khi các bạn làm bán hàng cho 1 hãng phần mềm khác) thì mình không nói. Ngoài ra còn có developer thì đương nhiên họ thích phần mềm của họ. Còn ở vai trò người dùng thì không cần thiết phải so sánh cực đoan.

Hồi học đại học mình học abaqus và ideas. Ideas này sau chỉ biết là nó mạnh thôi chứ không bao giờ có dịp dùng lại. Sau này làm luận án thì dùng cast3m suốt 4 năm, cho đến giờ vẫn dùng. Đi làm rồi lại dùng tiếp abaqus, thêm adams và marc, rồi nastran và solidworks simulation và deeplines.

Lúc mình phỏng vấn xin việc, sếp nói là cty dùng Marc, gần 20 năm nay rồi, sếp ngạc nhiên vì mình không biết Marc, mình cũng ngạc nhiên vì biết Marc được dùng để mô phỏng rất nhiều thứ, vì trước đó mình chỉ thấy trong labo có mua Marc về để sử dụng chức năng remesh và cũng chỉ dùng chức năng này. Sếp hỏi biết Nastran không mình cũng chỉ nghe tên và biết nó là phần mềm dùng nhiều nhất chứ thậm chí chưa xem giao diện nastran bao giờ. Hôm đó cặm cụi ngồi viết tay mấy trang giấy code Cast3m để giải bài toán sếp đưa ra, và cả sếp lẫn mình đều bắt tay chào nhau lúc ra về với niềm tin là code đó chạy được ! Chắc với niềm tin đó sếp nhận mình vào làm, tất nhiên cũng với niềm tin là mình sẽ làm tốt.

Vào làm tuần đầu tiên, mình làm 1 việc mà đến giờ nghĩ lại vẫn thấy ngớ ngẩn, là lấy mô hình Marc của sếp để giải lại bằng Cast3m để đảm bảo Marc là phần mềm đáng tin cậy! Cũng may kết quả ra giống nhau đến chữ số thứ 5 sau dấu phẩy, nên mình yên tâm Marc là phần mềm tốt. Cả thế giới dùng Marc để kiểm tra Cast3m, chỉ mỗi mình mặt rất nghiêm túc thông báo cho sếp là đã kiểm tra mô hình của sếp và cả phần mềm Marc. Việc làm đó thật ngớ ngẩn, nhưng vẫn rất có ích, vì mình tìm được phương pháp đơn giản để làm biến thiên khối lượng riêng theo nhiệt độ trong Marc mà không cần thông qua chạy subroutine fortran, và dĩ nhiên riêng phần này thì phải dùng Cast3m để kiểm tra Marc. Thời điểm đó MSCsoftware (cty sở hữu Marc) trả lời mình là không thể, và cái subroutine fortran sếp mình viết cũng không thể dùng được nữa vì từ khi msc mua lại Marc thì họ đổi code nguồn rồi. Lúc đó, mình lại thêm ảo tưởng là mình giỏi hơn MSCsoftware, và recommand sếp là nên đổi qua Cast3m làm công cụ mô phỏng chính (sếp mình khá thoải mái, miễn là làm được việc, công cụ nào cũng được, sau đó viết lại bằng Marc cho sếp dùng là được), cho đến ngay tuần sau đó.

Mô hình tiếp sau đó mình làm là bài toán cơ đơn giản mô phỏng quá trình kéo, tuy nhiên contact rất nhiều vì kết cấu nhiều thành phần tương tác với nhau trên khắp bề mặt. Mình vẫn bắt đầu bằng Cast3m, vẫn để mắt bên Marc vì sếp đã làm chia lưới sẵn bằng Patran. Một giờ, hai giờ, lại ba giờ, Cast3m không chạy được 1/5 thời gian tính, thôi thì tranh thủ complete luôn mô hình Marc để nhỡ đến kì nghỉ mình tắm nắng ở bãi biển thì sếp đỡ gọi điện làm phiền vì sếp có thể dùng Marc để chạy. Thật bất ngờ là Marc chạy rất nhanh và ra kết quả rất khớp với thí nghiệm. Vẫn chưa chịu thua, mình nghĩ Cast3m bị đứng chỉ do parallel computing chưa tốt nên giảm kích thước mô hình bằng cách chuyển qua phần tử beam, nhưng tình hình contact còn tệ hơn, lưới interpenetrate vào nhau.

Chuyện có vẻ buồn cười, thời trẻ con của mình mà, nhưng câu chuyện về phần mềm nó là vậy. Mỗi phần mềm có điểm mạnh riêng, bạn chỉ chắc chắn về giới hạn khả năng của phần mềm khi vấn đề của bạn được RD của phần mềm công nhận là không giải quyết được, vì đó không phải là phần nằm trong chiến lược phát triển của họ. Hầu hết các vấn đề mình gửi cho support các hãng phần mềm, họ đều giải quyết được trong khi mình nghĩ không làm được.

Bạn có thể rất cuồng phần mềm của họ, nhưng họ cũng thoải mái hướng dẫn bạn nên sử dụng phần mềm nào đó khác, vì họ thừa biết các khách hàng không bao giờ chỉ phụ thuộc vào 1 phần mềm duy nhất. Khi mình đang dùng phần mềm 1 của hãng A và bị vướng bài toán không giải quyết được, hãng A nói phải mua thêm phần mềm 2 của họ mới giải quyết được, thì mình tìm hãng B có sản phẩm tương đương và mua luôn của hãng B cho dù đắt hơn. “

Bài viết Dùng phần mềm CAE-CAD-CAM nào tốt nhất? So sánh giữa các phần mềm, chia sẻ kinh nghiệm (Phần 1) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày BKMech Máy CNC.

]]>