Cập nhật lần cuối vào Tháng Mười 11th, 2024 lúc 01:40 chiều
1. Ký Hiệu Nhám Bề Mặt
– Nhám bề mặt được ký hiệu trên bản vẽ cho tất cả các bề mặt của sản phẩm được gia công theo bản vẽ đó, ký hiệu nhám bề mặt không phụ thuộc vào phương pháp gia công, trừ các bề mặt có độ nhám không xác định bởi các yêu cầu của kết cấu.
– Cấu trúc của ký hiệu nhám bề mặt được trình bày trên hình
– Khi trên ký hiệu nhám bề mặt chỉ có giá trị một thông số thì sử dụng dấu không có đường gạch ngang.
– Nhám bề mặt chỉ được dùng một trong những ký hiệu ở hình
- Chiều cao h phải bằng chiều cao của con số kích thước dùng trên bản vẽ:
- Chiều cao H bằng (1,5 – 3)h;
- Chiều rộng các nét của dấu phải gần bằng một nửa chiều rộng của nét liền đậm dùng trên bản vẽ.
– Nếu người thiết kế không quy định phương pháp gia công, thì dùng dấu ở hình 2a để ký hiệu nhám bề mặt. Nếu bề mặt của sản phẩm được gia công bằng cách cắt bỏ một lớp vật liệu, thí dụ: Tiện, phay, khoan, mài, đánh bóng, ăn mòn v. v… thì dùng dấu ở hình 2b để ký hiệu nhám bề mặt. Nếu bề mặt của sản phẩm được gia công bằng cách cắt bỏ lớp vật liệu nào đi, thí dụ: đúc, ép, cán, dập, kéo v. v… dùng dấu ở hình 2c để ký hiệu nhám bề mặt.
– Các bề mặt không được gia công theo bản vẽ cho trước, được dùng dấu ở (hình 2c) để ký hiệu Bề mặt được ký hiệu bằng dấu ở hình 2c phải thỏa mãn các yêu cầu của các tiêu chuẩn có liên quan hoặc các quy định về yêu cầu kỹ thuật, đồng thời trên bản vẽ đó phải ghi chú về vật liệu.
– Trị số của thông số nhám bề mặt theo TCVN được chỉ ra trong ký hiệu nhám bề mặt. Đối với thông số Ra, không ghi ký hiệu thông số, ví: 0, 5. Đối với các thông số còn lại ghi sau ký hiệu tương ứng các thông số đó, ví dụ Rmax 6,3; Sm 0, 63; t50 70; S0,032; Rz32.
– Khi quy định các khoảng trị số của thông số nhám bề mặt, các giá trị gia hạn của thông số được ghi thành hai hàng như sau:
1,00 | RZ0,080 | Rmax0, 80 | T5050 | v. v… |
0, 63 | 0,032 | 0, 32 | 70 | v. v… |
– Trị số ở hàng trên tương ứng với bề mặt có độ nhám thô hơn.
– Khi quy định các trị số danh nghĩa của thông số nhám bề mặt, các trị số này được ghi với sai lệch giới hạn theo TCVN 2511-78
Ví dụ: 1 ± 20%; Rz80 -10%; Sm 0, 63 +20% t5070 ± 40% v. v…
– Khi quy định hai hoặc nhiều thông số nhám bề mặt, các trị số của thông số sẽ được ghi từ trên xuống dưới theo thứ tự sau (hình 3):
- Thông số độ cao nhấp nhô của prôfin
- Thông số bước của độ nhấp nhô của prôfin
- Chiều dài cơ sở tương đối của prôfin
– Không cần ghi chiều dài cơ bản trong ký hiệu nhám bề mặt nếu yêu cầu về nhám bề mặt đã được quy định bởi các trị số của thông số Ra hoặc Rz, và việc xác định các thông số này được thực hiện trong giới hạn của chiều dài cơ bản tương ứng với giá trị của thông số ứng với các cấp độ độ nhám khác nhau và theo phụ lục của TCVN 2511-78
– Ký hiệu quy ước về hướng nhấp nhô phải được ghi tương ứng theo hướng đã được nêu trong bảng.
– Ký hiệu quy ước về hướng nhấp nhô có thể được ghi trên bản vẽ khi cần thiết.
- Chiều cao dấu của ký hiệu quy ước hướng nhấp nhô cần phải lấy bằng h.
- Chiều rộng nét của dấu ký hiệu phải lấy gần bằng nửa chiều dày của nét liền đậm.
– Phương pháp gia công bề mặt chỉ được chỉ ra trong ký hiệu nhám bề mặt, khi dạng gia công đó là duy nhất để đạt được chất lượng bề mặt yêu cầu (hình 4)
– Cho phép dùng ký hiệu đơn giản nhám bề mặt với điều kiện đã giải thích rõ điều đó trong yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ. Ví dụ xem ở hình 5
– Trong ký hiệu đơn giản dùng dấu ở hình 2a và các chữ nhỏ a, b, c,… theo thứ tự không được lặp lại.
– Nếu hướng độ nhám bề mặt cần lấy khác với TCVN 9 – 85 thì phải chú thích nó trên bản vẽ Xem ví dụ ở hình 6
2. Quy tắc ghi ký hiệu nhám bề mặt trên bản vẽ
– Ký hiệu nhám bề mặt trên hình biểu diễn của sản phẩm được ghi trên đường bao, đường gióng. (nếu có thể giá ngang của đường gióng). Khi thiếu chỗ, cho phép ghi ký hiệu nhám bề mặt trên đường kích thước, hoặc phần kéo dài của đường kích thước cho phép ngắt đoạn đường gióng (hình 7).
Hình 7
– Cho phép ghi ký hiệu nhám bề mặt trên đường bao khuất, trong trường hợp có ghi kích thước cho đường bao khuất đó.
– Khi ký hiệu nhám bề mặt được ghi trên giá ngang thì giá ngang được đặt song song với ghi chú chính của bản vẽ) khung tên, xem hình 8 và hình 9.
- Ghi chú: Khi bề mặt nằm ngang trong các miền gạch gạch, ký hiệu nhám bề mặt được đặt trên giá ngang của đường gióng.
– Ký hiệu nhám bề mặt với dấu không có giá ngang được ghi tương ứng theo khung tên (ghi chú chính của bản vẽ), xem hình 10.
Hình 10
- Chú thích: Khi bề mặt nằm trong các miền gạch gạch, ký hiệu nhám bề mặt được đặt trên giá ngang của đường gióng.
– Khi hình biểu diễn của sản phẩm vẽ cắt lìa ký hiệu nhám bề mặt được đặt vào phần của hình biểu diễn có ghi kích thước, và nên đặt gần chỗ ghi con số kích thước, xem hình 11.
– Nếu tất cả các bề mặt của chi tiết có cùng một độ nhám thì không nên ghi ký hiệu nhám bề mặt trên hình biểu diễn của chi tiết mà chỉ ghi ký hiệu nhám bề mặt chung ở góc phía trên, bên phải của bản vẽ, hình 12.
Hình 12
– Kích thước và chiều rộng nét của dấu hiệu nhám bề mặt đặt ở góc phía trên, bên phải của bản được vẽ gần bằng 1,5 kích thước và chiều rộng nét của dấu ghi trên hình biểu diễn của chi tiết.
– Nếu phần lớn các bề mặt của chi tiết có cùng cấp độ nhám bề mặt; ký hiệu nhám bề mặt của các bề mặt đó được ghi ở góc phía trên bên phải của bản vẽ cùng với dấu quy ước ở hình 2a đặt trong ngoặc đơn xem hình 13. Những bề mặt còn lại được ghi trực tiếp trên hình biểu diễn
Hình 13
– Khi phần lớn các bề mặt không cần gia công thêm, dấu ký hiệu nhám bề mặt được đặt ở góc phía trên, bên phải của bản vẽ cùng với dấu ký hiệu quy ước đặt trong ngoặc đơn, (trước dấu ở hình 2a ghi dấu hình 2c xem hình 14.
Hình 14
- Chú thích: Khi các bề mặt của sản phẩm không chỉ rõ cấp độ nhám bề mặt, ký hiệu nhám bề mặt hay dấu hình 2c không được đặt vào góc phía trên, bên phải của bản vẽ.
– Nếu các phần tử giống nhau (lỗ, rãnh, răng… ) có cùng cấp độ nhám bề mặt và số lượng các phần tử đó được chỉ rõ trên bản vẽ thì chỉ ghi ký hiệu nhám bề mặt cho một phần tử trên một hình biểu diễn mà không phụ thuộc vào số lượng hình biểu diễn.
– Nếu các phần của một bề mặt chi tiết có cấp độ nhám bề mặt khác nhau, cần phải vẽ đường phân cách bằng nét liền mảnh, và ghi kích thước tương ứng, ghi ký hiệu nhám bề mặt riêng cho từng phần, (hình 15a).
– Đường phân cách không được vạch qua vùng ký hiệu vật liệu trên mặt cắt (hình 15b).
Hình 15
– Nếu trên bản vẽ chế tạo không vẽ prôfin răng của bánh răng, then hoa… , ký hiệu nhám bề mặt của các bề mặt làm việc của các chi tiết đó được ghi trên đường biểu diễn, mặt chia (hình 16a, 16b, 16c). Đối với trục vít glôbôit và bánh răng lắp với nó, được ghi trên đường tròn chia (hình 16 đ).
Hình 16
– Nếu trên hình biểu diễn có prôfin ren, ký hiệu nhám bề mặt của prôfin ren được ghi theo quy tắc chung (hình 17a).
– Nếu trên hình biểu diễn không có prôfin ren, ký hiệu nhám bề mặt của prôfin ren được ghi trên đường gióng kích thước của ren (hình 17 b, 17c, 17d) hoặc ghi trên đường kích thước của ren (hình 17 e, g).
– Nếu các mặt bao quanh chi tiết có cùng cấp độ nhám, ký hiệu nhám bề mặt của các mặt bao quanh đó chỉ được ghi một lần và kèm theo chữ «bao quanh» đặt trên giá ngang của dấu (hình 18).
Hình 17
Hình 18
– Nếu trên hình biểu diễn của sản phẩm có một vài bề mặt chuyển tiếp đều đặn từ mặt nọ sang mặt kia, ký hiệu nhám của các bề mặt đó không ghi chữ «bao quanh» (hình 19).
Hình 19
– Nếu chi tiết có các bề mặt bao quanh phức tạp, có cùng một độ nhám bề mặt, cho phép dùng chữ để chỉ độ nhám của các bề mặt đó, nhưng phải chỉ rõ độ nhám của các bề mặt đó trong phần yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ. Ví dụ: «nhám bề mặt của bề mặt A». Trong trường hợp này ký hiệu bằng chữ của bề mặt được ghi trên giá ngang của đường gióng; đường này được kẻ từ nét chấm gạch đậm viền quanh bề mặt, nét chấm gạch vẽ cách đường bao khoảng 0, 8 – 1mm (hình 20).
Hình 20
3. QUY TẮC GHI CÁC CHỈ DẪN VỀ TÍNH CHẤT VẬT LIỆU
– Chi tiết được gia công nhiệt hay các dạng gia công khác, phải được ghi rõ trên bản vẽ các chỉ dẫn về tính chất vật liệu sau khi gia công, ví dụ: độ cứng (HRC, HRB, HRA, HB, HN), giới hạn độ bền (sb), giới hạn đàn hồi (sy)…
– Độ sâu gia công được ký hiệu bằng chữ h. Trị số độ sâu gia công và độ cứng vật liệu được ghi bằng giá trị giới hạn ở trên bản vẽ theo kiểu: «từ… đến… »
Ví dụ: h 0, 7… 0, 9, HRC 40… 46 (hình 21).
Hình 21
– Trong yêu cầu kỹ thuật, cho phép ghi trị số danh nghĩa của đại lượng đó với giới hạn dung sai, ví dụ: h 0, 8 ± 0, 1; HRC 43 ± 3, cho phép ghi các chỉ dẫn về tính chất vật liệu bằng các dấu ≥ hoặc ≤.
Ví dụ: sb ≥ 1500 kg/cm2, HV ≥ 70…
– Khi cần thiết, trong vùng yêu cầu độ cứng phải chỉ rõ chỗ thử độ cứng (hình 22).
Hình 22
– Nếu tất cả các bề mặt của một chi tiết có cùng một cách gia công, trong yêu cầu kỹ thuật chúng được ghi theo kiểu: «HRC 40… 50», «Xêmăngtít h 0, 7… 0, 9; HRC 58… 62», hoặc «ram»…
– Nếu phần lớn các bề mặt của chi tiết có cùng một cách gia công và các mặt còn lại gia công cách khác hoặc không gia công, trong yêu cầu kỹ thuật chúng được ghi theo kiểu «HRC 40… 45 trừ mặt A» (hình 23) hoặc «HRC 30… 35, trừ chỗ có ký hiệu riêng» (hình 24).
Hình 23 Hình 24
– Nếu chỉ có một số bề mặt của chi tiết được gia công, cần ghi rõ các chỉ dẫn về tính chất vật liệu hoặc khi cần thiết, ghi thêm phương pháp gia công trên giá ngang của đường gióng đường gióng chỉ vào phần được gia công; phần này được vẽ bằng nét chấm gạch đậm cách đường bao từ 0, 8 đến 1mm, và ghi kích thước xác định vị trí phần bề mặt gia công đó (hình 25,26).
Hình 25 Hình 26
– Nếu các bề mặt được gia công đã xác định rõ ràng trên bản vẽ, cho phép không cần ghi kích thước xác định các bề mặt đó (hình 27,28).
Hình 27 Hình 28
– Phần bề mặt gia công của chi tiết được vẽ bằng nét chấm gạch đậm trên hình biểu diễn nào mà nó được thể hiện rõ ràng nhất (hình 29). Nếu trên hình biểu diễn đó phần bề mặt gia công chưa thể hiện đầy đủ cần vẽ thêm nét chấm gạch đậm trên hình biểu diễn khác. Nhưng chỉ ghi một lần chỉ dẫn về tính chất vật liệu (hình 30).
Hình 29 Hình 30
– Nếu các phần của chi tiết đối xứng nhau, được gia công như nhau, các phần đó được vẽ bằng nét chấm gạch đậm, nhưng chỉ ghi một lần chỉ dẫn về tính chất vật liệu (hình 27, 31).
Hình 31
– Nếu ghi các chỉ dẫn về tính chất vật liệu và kích thước của bề mặt được gia công trên hình biểu diễn cơ bản làm cho bản vẽ khó đọc thì nên vẽ thêm hình biểu diễn đơn giản theo tỷ lệ nhỏ hơn để ghi các chỉ dẫn đó.
Nguồn: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 18:1978 về Tài liệu thiết kế – Ghi ký hiệu nhám bề mặt, các lớp phủ gia công nhiệt và các loại gia công khác